Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

Sử Ký phồn thể: 史記/; bính âm: Shǐjì, còn được gọi bang tên Sách của ông Thái sử (太史公書, Thái sử công thư) là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này, có thể so sánh Tư Mã Thiên với Herodotus và Sử Ký với cuốn Historiai của ông (theo quan điểm người phương Tây).

Bối cảnh viết Sử ký
Đặc điểm Không giống các văn bản lịch sử chính thức thời gian sau này, vốn chấp nhận học thuyết Khổng giáo, tuyên bố quyền lực thần thánh của các vị hoàng đế và loại trừ ra ngoài vòng pháp luật mọi âm mưu chiếm ngôi báu, phong cách viết sử tự do và có chủ đích của Tư Mã Thiên đã được nhiều nhà thơ và tiểu thuyết sau này học tập. Đa số các thiên Liệt truyện đều là những đoạn văn miêu tả sống động các nhân vật và sự kiện, vì Tư Mã Thiên đã sử dụng một cách chính xác các câu chuyện lịch sử trong quá khứ làm nguồn thông tin của mình, và có điều chỉnh lại cho đúng với thực tế. Ví dụ, ông viết truyện Kinh Kha ám sát Tần Thuỷ Hoàng trong thiên “Thích khách liệt truyện” dựa trên lời kể của một vị quan trong triều nhà Tần và vụ ám sát xảy ra khi vị quan đó đang có mặt tại đó.
Bên cạnh tính xác thực của sự kiện, nói như lời Tư Mã Thiên, “tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có sáng tác đâu” (thiên Tam đại thế biểu), song tác giả không chỉ thuật lại chuyện xưa một cách lạnh lùng. Ảnh hưởng bút pháp của Xuân Thu, nhưng tính khuynh hướng của Sử ký thể hiện sự khác biệt nhất định. Nếu Xuân Thu xuất phát từ lập trường bảo thủ của quý tộc thì Sử ký lại xuất phát từ lập trường tiến bộ, có những nét phù hợp với tư tưởng và tình cảm của nhân dân đương thời. Sử ký lên án sự tàn bạo của tầng lớp thống trị (Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang và Vũ Đế), ca ngợi những nhà thơ yêu nước như Khuất Nguyên, đề cao các dũng sĩ khởi xướng khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc như Trần Thiệp. Tư Mã Thiên viết sử có dụng ý nhằm “xét qua việc làm, tóm tắt trước sau, xét việc hưng vong thành bại”, “thấu hiểu sự biến đổi từ xưa đến nay”, để “ký thác”, để “hả điều căm giận” (trong thiên Báo Nhậm An thư). Điều đó phản ánh sự quan tâm của tác giả đến sự kiện không chỉ nằm ở bản thân sự kiện mà là cả tiến trình của chúng.
Cấu trúc tác phẩm
Sử ký gồm trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin thành 5 phần khác nhau: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện.

12 thiên Bản kỷ (Quyển 1-12), ghi lại tiểu sử của những vị vua nổi tiếng từ thời vị Hoàng Đế thần thoại cho tới Tần Thuỷ Hoàng và các vị vua của nhà Hạ, nhà Thương, và nhà Chu. Tiểu sử của bốn hoàng đế và một hoàng hậu nhiếp chính (Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ) nhà Tây Hán trước thời ông cũng được cho vào phần này.
10 thiên Biểu (Quyển 13-22) xây dựng bảng thời gian các sự kiện quan trọng.
8 thiên Thư (Quyển 23-30), là những đoạn sử về kinh tế, văn hoá, khoa học và tôn giáo trong thời gian sinh sống của các nhân vật trong cuốn sách.
30 thiên Thế gia (Quyển 31-60), ghi lại tiểu sử các vị vua chư hầu nổi tiếng, tầng lớp quý tộc và quan lại đa số thuộc giai đoạn Xuân Thu tới Chiến Quốc.
70 thiên Liệt truyện (Quyển 61-130) đề cập đến nhiều nhân vật, sự việc khác nhau, từ thường dân đến quý tộc, từ chuyện cung đình đến chuyện xảy ra ngoài địa bàn của Trung Quốc. Phần này có tiểu sử nhiều nhân vật quan trọng như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử, Kinh Kha, v.v...
[hiện]Cấu trúc chi tiết Sử ký của Tư Mã Thiên
Một số khái niệm chủ yếu
“Nhất tự thiên kim” (Một chữ ngàn vàng) - Sử Ký, liệt truyện Lã Bất Vi (
呂不韋列傳): Lúc Lã Bất Vi viết xong tác phẩm Lã thị xuân thu, ông để một ngàn nén vàng ở cửa thành Hàm Dương, và nói rằng: Hữu năng tăng tổn nhất tự giả dữ thiên kim (有能增損一字者予千金), nghĩa là nếu ai thêm bớt được một chữ trong tác phẩm ấy, thì ông sẽ thưởng cho ngàn nén vàng.
“Tứ hải thiên hạ” (Bốn biển dưới trời) - Sử Kí, bản kỷ Tần Thủy Hoàng (
秦始皇本紀) có viết: Dĩ dưỡng tứ hải thiên hạ chi sĩ phỉ nhiên hương phong (以養四海、天下之士斐然鄉風) nghĩa là “để dạy phong-tục văn vẻ cho học trò trong cả nước”.
“Danh thật nhất thể” (Tên và thật, cùng một bậc) - Trong Sử Ký, liệt truyện Trương Nghi (
張儀列傳) viết: Thị ngã nhất cử nhi danh thật phụ dã (是我一舉而名實附也), nghĩa là “thế là ta làm một việc mà danh và thật tương hợp”.
“Tửu trì nhục lâm” (Ao rượu, rừng thịt): Chương Ân Bản Kỷ (
殷本紀) của Sử Ký viết về Trụ Vương, nổi tiếng là một ông vua dâm đãng, thường thết nhiều tiệc lớn, làm đầy ao với rượu và treo thịt trên cây trong rừng (以酒為池、縣肉為林).
Đánh giá
Theo lời bàn của Ban Bưu thì Sử ký:
Nhặt kinh, lượm chuyện, phân tán sự việc của một số nhân vật rất đổi sơ lược, có khi xúc phạm đến người ta. Được một điều là sự tìm kiếm cũng khá rộng, sách viết cũng có quán xuyến kinh truyện, rong ruỗi xưa nay, trên dưới đến vài ngàn năm, có thể nói là cần cù siêng năng. Lại nữa, sách bàn phải trái thì sai lầm nhiều so với lời thánh nhân; luận đạo lớn thì để Hoàng lão lên trước, lục kinh xuống sau; kể về du hiệp thì thoái kẻ xử sĩ mà tiến kẻ gian hùng, nói về hóa thực thì đề cao thế lợi mà cho nghèo hèn là đáng khinh bỉ, đó là những điểm thiếu sáng suốt vậy.
Lục Giả thời Hán làm sách Hán Sở xuân thu có nói:
Điều trái phải tuy dựa vào Nho gia làm gốc, song chức vụ Thái sử nguyên từ Đạo gia mà ra; cha của Tư Mã Thiên là Đàm cũng sùng thượng Hoàng lão, cho nên Sử ký tuy có sai lầm về nho thuật, nhưng có thể cho là nổi được cái nghiệp cũ đã cách xa lâu ngày, Huống chi phát phẫn mà làm sách, ý nghĩa khá kích động.
Tuy nhiên theo lời của Mao Khôn thì:
Đọc chuyện du hiệp, thì lập tức muốn coi thường sự sống, đọc truyện Khuất Nguyên, Giả Nghị thì lập tức muốn trào nước mắt, đọc truyện Trang Chu, Lỗ Trọng Liên thì lập tức muốn vất bỏ cuộc đời, đọc truyện Lí Quảng thì lập tức muốn đứng dậy chiến đấu, đọc truyện Thạch Kiến lập tức muốn cúi mình, đọc truyện Tính Lăng Quân, Bình Nguyên Quân thì lập tức muốn nuôi kẻ sĩ.
Ngoài ra theo như Hán Thư đã nói rằng, tuy là một tác phẩm đồ sộ, độc đáo nhưng Sử ký vẫn có chỗ khuyết, nên người viết tiếp nổi lên như bời, các văn nhân đời sau như Giả tiên sinh, Phùng Thương, Lưu Hâm tiếp tục bổ sung, chỉnh lý những chỗi sai sót, nhầm lẫn của Tư Mã Thiên, Hán thư cũng có chỗ từ Lưu Hâm mà ra, cho nên Thôi Thích cho rằng văn Sử ký so với toàn bộ có chỗ trái, so với Hán Thư có chỗ hợp, đó là những chỗ Lưu Hâm viết tiếp thêm vậy. Còn nhiều niên đại xa cách khác nhau chương cú cắt xé ra thì chắc là do những kẻ càn quấy đời sau thêm vào và những người đời sau sao chép viết sai đi một nửa.
Bản in
Sử Ký có khá nhiều bản in khác nhau, bản in sớm nhất hiện tại là bản sao từ những bản bị thất lạc và được lưu hành trong thời Nam Bắc triều. Bản khắc sớm nhất và còn sót lại là bản “Sử Ký Tập Giải” thời Bắc Tống, bản in của Hoàng Thiện Phu thời Nam Tống có lẽ là bản khắc sớm nhất tập hợp chú giải của ba nhà hiện là bản được Trung Hoa thư cụcphát hành phổ biến, gồm bản giản thể và phồn thể, ngoài ra còn có bản “Tam Gia Chú” (ba nhà chú thích) được ấn bản lần hai và được coi là bản tốt nhất hiện nay.
Bản văn Bạch Thoại làm theo có “Tân Bạch Thoại Sử Ký” do Hàn Triệu Kỳ chú thích. (bản giản thể tự do Trung Hoa thư cục xuất bản, bản phồn thể hay chính thể tự do Đài BắcĐài Loan Cổ Tịch xuất bản), và “Sử Ký” do Trương Liệt chú thích (Bản giản thể tự do nhà xuất bản Quý Châu Cổ Tịch xuất bản, chính thể tự do Đài Bắc Đài Loan Cổ Tịch xuất bản).
Ngoài ra còn có rất nhiều bản chú giải về Sử Ký trong thời Trung Quốc hiện đại như “Sử Ký cập Chú thích Tổng hợp dẫn đắc”do nhà xuất bản Đại học Harvard Yên Kinh biên soạn, “Sử Ký Tác Dẫn” do Hoàng Phúc Loan biên soạn, “Sử Ký Tác Dẫn” do Lý Hiểu Quang, Lý Ba biên tập, “Sử Ký Nhân danh Tác dẫn” do Chung Hoa biên tập, “Sử Ký Tam gia Chú dẫn thư Tác dẫn” do Đoạn Thư An biên tập, và cuốn “Sử Ký Từ Điển” do Thương Tu Lương chủ biên.
Hiện có rất nhiều bản Sử Ký được tìm thấy rất quý hiếm, có tầm quan trọng như một số bản được liệt kê ở dưới.
Bản khắc của Hoàng Thiện Phu thời Nam Tống (viết tắt là Hoàng Thiện Phu bản)
Bản Nhị Thập nhất Sử giám khắc thời Gia Tĩnh, Vạn Lịch nhà Minh (viết tắt là Giám bản)
Bản Nhị Thất Sử của Mao Thị Cấp Cổ Các nhà Minh (viết tắt là Mao Khắc bản)
Bản Nhị Thập Tứ Sử khắc tại điện Vũ Anh thời Càn Long nhà Thanh (viết tắt là Vũ Anh điện bản hoặc Điện bản)
Bản do Trương Văn Hổ thời Đồng Trị nhà Thanh chỉnh lý, (Kim Lăng Thư Cục xuất bản thành quyển [bản khắc tổng hợp “Sử Ký Tập Giải Tác Ẩn Chính Nghĩa”] trang 3) (viết tắt là Kim Lăng cục bản)
Chú dẫn
Việc chú thích, bình luận niên đại trong Sử Ký chủ yếu có ba nhà, một là bản “Sử Ký Tập Giải” của Bùi Nhân thời Lưu Tống, hai là “Sử Ký Tác Ẩn” của Tư Mã Trinh và “Sử Ký Chính Nghĩa” của Trương Thủ Tiết đời Đường, toàn bộ lời bình luận, chú giải đều được cả ba nhà tổng kết từ Sử Ký. “Sử Ký Chí Nghi” của Lương Học Thằng đời Thanh được coi là một trước tác tập hợp các nghiên cứu về Sử Ký. Ở thời Cận đại có cuốn “Sử Ký Hội Chú Khảo Chứng” của học giả Nhật Bản là Takigawa Sukekoto biên soạn được coi là một tác phẩm trứ danh. Đương thời còn có cuốn “Sử Ký Tiên Chứng” của Hàn Triệu Kỳ, nhưng tất cả vẫn lấy trước tác của ba nhà xưa chú thích và quyển “Sử Ký Hội Chú Khảo Chứng” làm cơ sở, là tác phẩm chú giải tường tận và chi tiết nhất về Sử Ký. Sau đây là danh sách liệt kê các tác giả chú thích và tác phẩm của họ trong từng triều đại, từng thời kỳ lịch sử.
Tác phẩmTác giảTriều đại Trung QuốcNguồn gốc
Sử Ký Tập GiảiBùi NhânNam Bắc triều, Lưu Tống
Sử Ký Tác ẨnTư Mã TrinhĐường
Sử Ký Chính NghĩaTrương Tiết ThủĐường
Hán Thư ChúNhan Sư CổĐường
Sử ThôngLưu Tri KỷĐường
Cổ SửTô TriệtBắc Tống
Học LâmVương Quan QuốcBắc Tống
Dung Trai Tùy BútHồng MạiNam Tống
Đông Lai TậpLữ Tổ khiêm
 Nam Tống
Ban Mã Tự LoạiLâu KyNam Tống
Ban Mã Dị ĐồngNghê TưNam Tống
Tập Học Ký NgônDiệp ThíchNam Tống
Hoàng Thị Nhật SaoHoàng ChấnNam Tống
Khốn Học Kỉ VấnVương Ứng LânNam Tống
Hô Nam Di Lão TậpVương Nhược HưNam Tống
Tư Trị Thông Giám Âm ChúHồ Tam TỉnhNam Tống
Nhân Sơn Văn TậpKim Lý TườngNam Tống
Đan Duyên Tổng LụcDương ThậnMinh
Sử Ký Khảo YếuKha Duy KỳMinh
Sử ThuyênTrình Nhất ChiMinh
Chấn Xuyên TậpQuy Hữu QuangMinh
Sử Ký SaoMao KhônMinh
Bí Viên TậpĐổng PhânMinh
Sử Ký Bình LâmLăng Trĩ LongMinh
Sử Ký Trắc NghĩaTrần Tử LongMinh
Sử Ký KhảoTrần Nhân TíchMinh
Độn Ngâm TậpPhùng BanMinh
Tương Phàm Đường TậpPhó Chiêm HànhMinh
Nhật Tri LụcCố Viêm VũMinh
Đắc Thụ Lâu Tạp SaoTra Thận HànhThanh
Sử Ký Chú Bổ Chính
Vọng Khê Văn TậpPhương BaoThanh
Nghĩa Môn Độc Thư KýHà TrácThanh
Xuân Thu Đại Sự BiểuCố Đống CaoThanh
Độc Sử Ký Thập BiểuUông ViệtThanh
Bạch Thiên Sơn Phòng Tạp TrứVương Mậu HoànhThanh
Điện Bản Sử Ký Khảo ChứngTrương ChiếuThanh
Sử Ký Vấn ĐápHàng Thế TuấnThanh
Sử Ký Công Thần Hầu Biểu Khảo ChứngTề Triệu NamThanh
Kinh Sử Vấn ĐápToàn Tổ VọngThanh
Sử Ký Chí NghiLương Ngọc ThằngThanh
Thập Thất Sử Thương CácVương Minh ThịnhThanh
Nhị Thập Nhị Sử Tráp KýTriệu DựcThanh
Chấp Nhị Sử Khảo DịTiễn Đại HânThanh
Hán Thư Biện NghiTiễn Đại ChiêuThanh
Tam Thư Chính Ngoa
Nguyệt Biểu Chính NgoaVương Nguyên KhảiThanh
Kim Thạch Tụy BiênVương SưởngThanh
Sử Ký Tả Truyện Điêu ĐềTrung Tỉnh Tích ĐứcThanh
Long Thành Trát Ký
Chung Sơn Trát KýLư Văn SiêuThanh
Tích Bão Hiên Bút KýDiêu NãiThanh
Khảo Tín LụcThôi ThuậtThanh
Độc Thư Tạp ChíVương Niệm TônThanh
Kinh Truyện Thích Từ
Kinh Nghĩa Thuật VấnVương Dẫn ChiThanh
Tứ Sử Phát PhụcHồng Lượng CátThanh
Độc Thư Tùng LụcHồng Di HuyênThanh
Hán Thư Sơ ChứngThẩm Khâm HànThanh
Sử Ký Lễ TrắcLâm Bá ĐồngThanh
Đồng Uất Đẩu Hiên Tùy BútThẩm ĐàoThanh
Cảnh Cư TậpHoàng Thức TamThanh
Bộc Thư Tạp KýTiễn Thái CátThanh
Giáo San Sử Ký Trát Ký
Thư Nghệ Thất Tùy BútTrương Văn HổThanh
Cầu Khuyến Trai Độc Thư LụcTăng Quốc PhiênThanh
Sử Ký Trát KýQuách Tung ĐảoThanh
Hán Thư Chú Bổ ChínhChu Thọ XươngThanh
Hồ Lâu Bút ĐàmDu ViệtThanh
Việt Man Đường Nhật KýLý Từ MinhThanh
Sử Ký Hán Thư Tỏa NgônThẩm Gia BảnThanh
Hán Thư Bổ ChúVương Tiên KhiêmThanh
Sử Ký Tham NguyênThôi ThíchThanh
Sử Ký Hội Chú Khảo ChứngTakigawa SukekotoMinh Trị
Quan Đường Tập LâmVương Quốc DuyThanh
Sử Ký Đính BổLý LạpTrung Hoa Dân Quốc
Sử Lâm Tạp ThứcCố Hiệt CươngTrung Hoa Dân Quốc
Sử Ký Tân Chứng
Hán Thư Tân ChứngTrần TrựcTrung Hoa Dân Quốc
Các bản dịch tiếng Việt
Nhị thập tứ sử
STTTên sáchTác giảSố quyển
1Sử kýTư Mã Thiên130
2Hán thưBan Cố100
3Hậu Hán thưPhạm Diệp120
4Tam quốc chíTrần Thọ65
5Tấn thưPhòng Huyền Linh
(chủ biên)130
6Tống thưThẩm Ước100
7Nam Tề thưTiêu Tử Hiển59
8Lương thưDiêu Tư Liêm56
9Trần thưDiêu Tư Liêm36
10Ngụy thưNgụy Thâu114
11Bắc Tề thưLý Bách Dược50
12Chu thưLệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)50
13Tùy thưNgụy Trưng
(chủ biên)85
14Nam sửLý Diên Thọ80
15Bắc sửLý Diên Thọ100
16Cựu Đường thưLưu Hú
(chủ biên)200
17Tân Đường thưÂu Dương Tu,
Tống Kỳ225
18Cựu Ngũ Đại sửTiết Cư Chính
(chủ biên)150
19Tân Ngũ Đại sửÂu Dương Tu
(chủ biên)74
20Tống sửThoát Thoát
(chủ biên)496
21Liêu sửThoát Thoát
(chủ biên)116
22Kim sửThoát Thoát
(chủ biên)135
23Nguyên sửTống Liêm
(chủ biên)210
24Minh sửTrương Đình Ngọc
(chủ biên)332
-Tân Nguyên sửKha Thiệu Văn
(chủ biên)257
-Thanh sử cảoTriệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)529
Đến nay, Sử ký vẫn chưa được dịch trọn bộ ra tiếng Việt. Có các bản dịch phổ biến sau:
Bản dịch của Nhữ Thành (tức Phan Ngọc), được tái bản nhiều lần từ những năm 1960 tới năm 1988 (Nxb Văn học). Tái bản năm 1999, ký tên thật Phan Ngọc và bổ sung thêm một số thiên như (Hiếu Văn bản kỷ, Tấn Thế gia, Ngô Thái Bá thế gia, Triệu Thế gia, Tề thế gia) cùng một số liệt truyện (Hung Nô, Cam Mậu - Sư Lý Tử, Mạnh Tử - Tuân Khanh, Lỗ Trọng Liên, Ninh hạnh, Lưu Kính - Thúc Tôn Thông, Viên Áng - Tiều Thố)
Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (Sài Gòn, trước 1975). Bản dịch này dịch ít hơn so với bản của Phan Ngọc và nhiều thiên dịch không đủ.
Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn - Việt Anh (Nxb Văn hóa Thông tin, 2005): Thực chất là bản bổ sung cho bản của Phan Ngọc vì hai dịch giả này dịch thêm các bản kỷ: Ngũ Đế, Hạ, Thương, Chu, Tần [4]. Chính các dịch giả cũng lấy tên gọi của bản dịch theo tinh thần đó: “Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết”, tức là dụng ý cung cấp cho người đọc một số trong những thiên Sử ký trước đây chưa được dịch.
Dù vậy, Sử ký vẫn chưa được dịch hoàn chỉnh với những thiên các dịch giả đã dịch xong. Tổng số các thiên đã dịch chưa tới một nửa nguyên bản mà Tư Mã Thiên đã viết.
Tác phẩm phái sinh
Văn học
Vì là bộ sách ghi chép sử đầy đủ đầu tiên còn lưu truyền lại, Sử ký Tư Mã Thiên là tư liệu cho rất nhiều người sau này sử dụng, đặc biệt nở rộ các tác phẩm dựa lịch sử viết vào thời nhà Minh-Thanh.

Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm viết về việc vua Chu Vũ Vương lật đổ Trụ Vương nhà Thương, lập nên nhà Chu
Đông Chu Liệt Quốc của Sai Nguyên Phóng viết về giai đoạn Chu Tuyên Vương cho đến hết thời nhà Chu, vua Tần Thủy Hoàng lên ngôi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét